Skip to main content

[Chứng Khoán] Đầu tư cổ phiếu với "Con Hào Kinh Tế"

“Nhà hiền triết xứ Omaha” Warren Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới với khả năng đánh bại thị trường trong khoảng thời gian dài.

Warren Buffett đã từng đưa ra rất nhiều khái niệm mới trong quá trình đầu tư của mình, trong số đó nổi bật nhất có lẽ phải kể đến “Con hào kinh tế”. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ cách đầu tư cổ phiếu của nhà hiền triết xứ Omaha.

Con hào kinh tế (Moat) là gì?

Con hào kinh tế (Moat) là là những lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp bảo vệ được thị phần cũng như có thể cạnh tranh với doanh nghiệp khác cùng ngành.

Warren Buffet ví con hào kinh tế như những con hào bao quanh một lâu đài, giúp bảo vệ những người bên trong pháo đài và tài sản của họ khỏi những người bên ngoài.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh (Competitive advantage) là những yếu tố khiến cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ cùng kinh doanh trong một lĩnh vực.

Các loại "Con hào kinh tế"

Con hào kinh tế được chia thành 5 loại khác nhau:

Loại 1: Lợi thế về thương hiệu - Branding 

Thương hiệu đến từ chiến lược khác biệt. 

Trong thị trường cạnh tranh như hiện tại, những doanh nghiệp với những chiến lược khác biệt, linh hoạt và từ đó từng bước xây dựng nên thương hiệu riêng của chính mình.

Khi đó, chính thương hiệu riêng sẽ giúp doanh nghiệp định vị trên bản đồ kinh doanh hay trong tiềm thức của khách hàng, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc mà không gì có thể xô đổ.

Ví dụ: nhắc đến VNM - Vinamilk bạn sẽ nghĩ ngay đến vua sữa, nhắc đến HPG - Hòa phát thì gọi là "Vua Thép"...

Loại 2: Lợi thế về tài sản vô hình 

Các lợi thế về bí quyết kinh doanh, công nghệ độc quyền, bằng sáng chế ... dưới sự bảo hộ của nhà nước, hay tổ chức thế giới nhằm giúp cho doanh nghiệp kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ đó trong khoản thời gian dài.

Đây là con hào phổ biến trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm với những quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian nhất định, thông thường là khoảng 20 năm.

Loại thứ 3: Lợi thế về độc quyền

Lợi thế về độc quyền, hay rào chản về để gia nhập ngành cũng được xem như độc quyền là một lợi thế khiến các đối thủ muốn tham gia vào gần như là không thể. Đặc biệt xuất hiện trong ngành năng lượng, tiện ích, những ngành này hiện đang được quản lý và điều phối của chính phủ.

Ví dụ: ACV được độc quyền quản lý và khai thác toàn bộ 22 cảng hàng không tại Việt Nam.

BWE sở hữu quyền phân phối nước độc quyền tại Bình Dương.

Loại thứ 4: Lợi thế về quy mô

Một số doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả tới mức họ có thể liên tục đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ trong ngành, ép đối thủ phải rút lui khỏi ngành vì giá thấp không thể cạnh tranh lại.

Một số doanh nghiệp đang và đã thực hiện thành công lợi thế này là:

VNM - chiếm hơn 60% thị phần sữa, với mức giá thường thấp hơn đối thủ.

HPG - cũng chiếm 1/3 thị trường thép, và đang ngày càng mở rộng quy mô khiến HSG, NKG,.. đang phải thu hẹp miếng bánh thị trường về tay HPG.

Loại thứ 5 : Lợi thế về chi phí chuyển

Để chuyển đổi việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ này sang một dịch vụ khác sẽ trở nên tốn kém thời gian và công sức hơn cũng được xem là một lợi thế vững bền.

Ví dụ như bạn đang sử dụng Mac OS chuyển san Windows sẽ cần nhiều thời gian để làm quen và chuyển đổi các thiết bị, ứng dụng liên quan kèm theo.

Trong thị trường chứng khoán có thể nhắc đến việc chuyển đổi sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ của FPT sang sử dụng một sản phẩm công nghệ khác chắc chắn luôn phải tốn nhiều tiền và công sức hơn rồi. Và hầu như khách hàng sẽ không thích việc này khi mà sản phẩm, dịch vụ hiện tại đang được sử dụng rất tốt.

Đầu tư chứng khoán thành công với "Con hào kinh tế"

Chúng ta đã đi qua 5 loại con hào kinh tế mà nhà hiền triết xứ Omaha sử dụng để đánh giá và đầu tư chứng khoán thành công đến cho đến ngày nay.

Vậy để đàu tư thành công bạn cần phải chọn lọc những cổ phiếu tiềm năng có những "Con hào kinh tế" thuộc 5 loại trên để đầu tư hiệu quả.

Để xác định được bạn có thể trả lời các câu hỏi sau: 

  1. Giá trị (sản phẩm/ dịch vụ) mà doanh nghiệp đang cung cấp có gì khác biệt so với đối thủ ?
  2. Các doanh nghiệp có dễ dàng tham gia vào ngành không?
  3. Thương hiệu của họ có được nhiều người biết đến không?
  4. Quy mô thị trường của doanh nghiệp trên thị trường có đủ lớn hơn đối các đối thủ không?
  5. Doanh nghiệp có bằng sáng chế, hay quyền sở hữu trí tuệ gì không?
  6. Doanh nghiệp có sở hữu nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng không ( ví dụ như Unilever sở hữu hơn 400 thương hiệu sản phẩm nổi tiếng)
  7. ...

Việc tìm và xác định các "con hào kinh tế" cần phải nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, tuy nghiên hãy nhớ rằng không có con hào nào là vĩnh viễn. Do đó bạn cần liên tục rà soát và đánh giá lại theo từng giai đoạn, hay khoảng thời gian nhất định.

Sản Phẩm

Sản Phẩm & Dịch Vụ Dành cho SME