1. Lạm phát là gì ?
Trong kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Vì lý do đó, lạm phát cũng được định nghĩa là sự giảm sức mua của một đồng tiền nhất định.
Ví dụ: điển hình của siêu lạm phát là vào năm 1913, tức là ngay trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, một USD có giá trị tương đương với 4 mark Đức, nhưng chỉ 10 năm sau, một USD đổi được tới 4 tỉ mark.
Phân loại lạm phát:
+ Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm.
+ Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã.
+ Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã.
2. Tại sao xuất hiện lạm phát ?
Các nhà kinh tế học đã xác định nguyên nhân cơ bản của lạm phát:
Thứ nhất là sự tăng nhanh chóng về số lượng tiền thực tế trong lưu thông (cung)
Ví dụ: khi các nhà chinh phục đến từ châu Âu chinh phục được bán cầu Tây trong thế kỷ 15, những thỏi vàng và bạc đã tràn từ bán cầu Tây vào châu Âu, gây ra lạm phát.
Thứ hai, lạm phát có thể xảy ra do thiếu hụt nguồn cung của một hàng hóa cụ thể có nhu cầu cao.
Đây là hiện tượng nhu cầu về sử dụng một loại mặt hàng nào đó tăng lên dẫn đến giá cả tăng kéo theo giá của nhiều loại hàng hóa khác cũng tăng.
Ví dụ: như trong mùa dịch Corona, nhu cầu mua các loại khẩu trang, dung dịch rửa tay tăng lên khiến giá cả các loại mặt hàng này tăng lên nhanh chóng. Theo đó giá của các loại thực phẩm hàng ngày cũng tăng theo dẫn đến lạm phát.
Ngoài ra còn có các lý do khác như :
+ Giá cả của một vài yếu tố tăng lên dẫn đến tổng chi phí của doanh nghiệp tăng, công ty cần phải tăng giá các mặt hàng lên nhằm đảm bảo lợi nhuận. Nhưng điều này đã dẫn đến mức giá chung của các mặt hàng trong nền kinh tế tăng lên.
+ Liên tục thu gom các sản phẩm hàng hóa để phục vụ xuất khẩu khiến mặt hàng trong nước giảm làm tổng cung nhỏ hơn tổng cầu làm mất cân bằng và xuất hiện hiện tượng lạm phát.
#3. Ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế
Tiêu Cực
+Lạm phát và lãi suất
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
+ Lạm phát và thu nhập thực tế
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ...
+ Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
+ Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.
Tích Cực
Mặc dù lạm phát đem đến khá nhiều tiêu cực cho đời sống sinh hoạt cũng như nền kinh tế, chính trị của một quốc gia, tuy nhiên nó cũng có khá nhiều lợi ích như. Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2 – 5% thì tốc độ phát triển kinh tế của đất nước đó khá ổn định. Cụ thể là:
– Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn
– Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ.
Việc một đất nước duy trì lạm phát ở mức ổn định là rất khó, đặc biệt là với những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam.
#4 Phương pháp đo lường lạm phát phổ biến
Mỗi quốc gia đề có phương pháp đo lường khác nhau, tuy nhiên phương pháp đo lường lạm phát được áp dụng chủ yếu dựa theo chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI .
Lạm Phát được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Nhìn chung, khi tính toán lạm phát trong một giai đoạn, giá cả mặt hàng trung bình tăng thì là lạm phát, giá chung giảm thì là giảm phát.
Ví dụ: Năm 2018 chỉ số CPI của Mỹ là 300,000 USD. Sang năm 2019, chỉ số CPI của Mỹ là 310,000 USD. Vậy tỷ lệ phần trăm lạm phát hằng năm trong suốt 2018 là: ((310,000 - 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%
#5 Cách thức khiểm soát lạm phát
Giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nước
Khi xuất hiện tình trạng lạm phát, Chính Phủ sẽ có phương án giảm bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường bao gồm:
– Ngừng phát hành tiền vào lưu thông
– Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
– Nâng lãi suất tiền gửi và lãi suất tái chiết khấu
– Áp dụng nghiệp vụ thị trường mở bán chứng từ có giá trị cho các ngân hàng thương mại
– Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ cũng như vàng cho các ngân hàng thương mại.
Chính sách tài khóa
– Giảm chi ngân sách
– Tăng thuế tiêu dùng.
Chính sách tài khóa và giảm bớt lượng tiền tệ lưu thông là phương án tối ưu để giảm lạm phát