Skip to main content

[Chứng Khoán] Hệ số Alpha (α) và beta (β) là gì ?

Hệ số  Alpha (α) là gì ?

Hệ số alpha, tiếng Anh gọi là alpha, kí tự trong tiếng Hy Lạp là α.

Chúng ta thường nghe các thuật ngữ alpha khi nói về đầu tư. Chỉ số này thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư của một cổ phiếu, một danh mục đầu tư hay một quỹ đầu tư.

Cụ thể, hệ số alpha là phần lợi suất vượt trội khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư so với tỷ suất lợi nhuận của một chỉ số tham chiếu được lựa chọn. Trong khi đó, Beta đo lường sự biến động của một khoản đầu tư so với toàn bộ thị trường.

  • Khi alpha > 0: Bạn đầu tư hiệu quả, càng cao thì càng hiệu quả.
  • Khi alpha < 0: Bạn đầu tư không hiệu quả, càng thấp càng không hiệu quả.

Ví dụ:

Trong thị trường chứng khoán, nếu một nhà đầu tư đang cân nhắc đầu tư vào một loại cổ phiếu cụ thể, anh ta xác định sẽ cần 10% lợi nhuận để bù đắp cho việc chấp nhận rủi ro. Nếu cổ phiếu mang đến lợi nhuận 12% thì chỉ số Alpha của cổ phiếu đó là 2%. 

Hệ số alpha thường được sử dụng kèm với hệ số beta và là một trong năm hệ số rủi ro phổ biến. Các hệ số còn lại lần lược là  hệ số beta, độ lệch chuẩn, hệ số R và hệ số Sharpe.

Bạn có thể sẽ muốn biết cách đầu tư chứng khoán thành công theo chu kỳ

Công thức tính hệ số alpha

Dựa trên mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn), Alpha được tính theo công thức sau:

                 α = Rp - [Rf + (Rm - Rf) ß]

Trong đó:

Rp = Tỷ suất lợi nhuận thực tế (Realized return of portfolio )

Rm = Tỷ suất lợi nhuận của thị trường (Market return)

Rf =  Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro (Risk-free rate)

Hệ số beta (β) là gì?

Hệ số beta (β) là hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống của 1 cổ phiếu (hay 1 danh mục đầu tư), nó thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro/biến động chung của toàn thị trường. Hệ số này sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.

Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.

Hệ số Beta thường được so sánh để xác định rủi ro của cổ phiếu. Nếu:

+ Chỉ số β= 0: Nếu một cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0, có nghĩa là sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường. 

Chỉ số β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

  • Beta =1: điều đó có nghĩa là biến động giá của chứng khoán ngang bằng với mức biến động của thị trường
  • Beta >1: cho thấy tài sản có mức độ biến động giá cao hơn mức biến động của thị trường (ví dụ như các ngành công nghệ cao). Nếu 1 cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 nghĩa là có khả năng sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn. (High Risk, High Return).
  • Beta <1: cho thấy tài sản có mức độ biến động ít hơn thị trường

Chỉ số β < 0: Một cổ phiếu có chỉ số Beta thấp hơn 0 thì cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường.

Ví dụ: hệ số β của cổ phiếu A = 1.5748, điều đó có nghĩa mức độ rủi ro của cổ phiếu này nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường xấp xỉ 57,48%. Như vậy, mức độ rủi ro của cổ phiếu này so với thị trường là tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy cổ phiếu này có lợi nhuận cao nhưng cũng rủi ro cao.

Bạn muốn biết: "Biên an toàn - Margin of Safety? Nội dung và ý nghĩa trong chứng khoán" .

Công thức tính hệ số Beta

Trong chứng khoán chỉ số beta được tính toán theo công thức sau:

Hệ số beta (β) = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Trong đó:

  • Re: tỷ suất sinh lời của chứng khoán e
  • Rm: tỷ suất sinh lời của thị trường
  • Cov (Re, Rm): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán e và tỷ suất sinh lợi của thị trường
  • Var (Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường
     

Ví dụ: 

  • Tỷ suất sinh lời của chứng khoán B là 20%
  • Tỷ suất sinh lời của thị trường là 10%
  • Tỷ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%

Từ các thông số trên chúng ta dễ dàng tính được, mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán B và tỷ lệ phi rủi ro sẽ là 18% (20% - 2%).

Còn mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro là 8% (10% - 2%).

Như vậy, hệ số beta chứng khoán sẽ được tính bằng mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán B với tỷ lệ phí rủi ro chia cho mức chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ lệ phi rủi ro. Cụ thể:

Hệ số β = 18/8 = 2,25