LAMP stack là gì ?
LAMP stack là một bộ software mã nguồn mở được sử dụng để phát triển ứng dụng web trên nền Linux.
LAMP là tên viết tắt của 4 kí tự đầu trong bộ cài đặt bao gồm: Linux, Apache, MariaDB, PHP.
Thuật ngữ stack ( nguồn gốc là “solution stack”) đề cập đến một tập hợp các software program độc lập, khác nhau “stack” lại cùng làm việc với nhau để tạo ra một nền tảng cần thiết hỗ trợ application software.
Stack LAMP bao gồm
+ Linux: là lớp đầu tiên trong stack. Hệ điều hành này là cơ sở nền tảng cho các lớp phần mềm khác.
+ Apache: Lớp thứ hai bao gồm phần mềm web server, thường là Apache Web (HTTP) Server được nằm trên lớp Linux. Web server chịu trách nhiệm chuyển đổi các web browser sang các website chính xác của chúng.
+ MariaDB: là một cơ sở dữ liệu để lưu trữ mọi thông tin trên website thông qua các script.
+ PHP: là lớp cuối cùng sẽ xử lý các nhiệm vụ cần thiết hoặc kết nối với CSDL để lấy thông tin cần thiết sau đó trả về cho máy khách (Client)
LAMP stack được sử dụng phổ biến trên cộng đồng developer vì nó đã được sử dụng làm web từ rất lâu. Tất cả các công nghệ backend như PHP và Mysql đều rất phổ biến và được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp hosting lớn.
Do đó, ưu điểm lớn nhất của LAMP stack là bảo mật và sự hỗ trợ rộng rãi. Các CMS phổ biến nhất như Wordpress, Joomla, Drupal.. đều được phát triển trên nền PHP và Mysql.
Hướng Dẫn Cài đặt LAMP trên CentOS 7
Bước 1: Cập nhập bản mới nhất của CenOS7
yum update -y && yum install nano -y
Bước 2: Cài đặt Repo cần thiết cho CenOS7
2.1. CentOS 7 EPEL repository
yum install epel-release
2.2. CentOS 7 Remi repository
rpm -Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-7.rpm
Bước 3: Cài đặt Apache
3.1. Để cài đặt Apache ta dùng lệnh
sudo yum install httpd
3.2. Khởi động service httpd
systemctl start httpd
systemctl enable httpd
# Để kiểm tra status bạn dùng lệnh
systemctl status httpd
Bạn cũng có thể kiểm tra trạng thái Apache đã hoạt động chưa bằng cách truy cập IP trên trình duyệt http://server-ip-address/
Nếu trong hệ thống mạng có Firewall hoặc Router, hãy mở port cho Apache server trong trường hợp bạn muốn truy cập thông qua remote. Nhập vào dòng lệnh :
firewall-cmd --permanent --add-service=http
systemctl restart firewalld
Bước 4: Cài đặt MySQL ( MariaDB)
4.1. Cài đặt MySQL bằng lệnh
sudo yum -y install mariadb mariadb-server
4.2. Khởi động service mariadb
// lệnh bật MariaDB
systemctl start mariadb
//Lệnh tự động bật khi khởi động
systemctl enable mariadb
# Để kiểm tra status bạn dùng lệnh
systemctl status mariadb
4.3. Cài đặt mật khẩu cho root của MariaDB
sudo mysql_secure_installation
Thực hiện các câu hỏi tiếp theo khi chạy lệnh :
Enter current password for root (enter for none): Enter
Set root password? [Y/n] y
New password:
Re-enter new password:
Password updated successfully!
Remove anonymous users? [Y/n] y
Disallow root login remotely? [Y/n] y
Remove test database and access to it? [Y/n] y
Reload privilege tables now? [Y/n] y
Thanks for using MariaDB!
Chú ý: Lưu lại mật khẩu
Bước 5: Cài đặt PHP và Module
Cài đặt và Enable PHP 7.3
yum-config-manager --enable remi-php73
yum install -y php php-fpm php-common
Cài đặt các module cần thiết:
+ APCu (php-pecl-apc) – APCu userland caching
+ CLI (php-cli) – Command-line interface for PHP
+ PEAR (php-pear) – PHP Extension and Application Repository framework
+ PDO (php-pdo) – A database access abstraction module for PHP applications
+ MySQL (php-mysqlnd) – A module for PHP applications that use MySQL databases
Memcache (php-pecl-memcache) – Extension to work with the Memcached caching daemon
+ XML (php-xml) – A module for PHP applications which use XML
+ MBString (php-mbstring) – A module for PHP applications which need multi-byte string handling
Ta dùng lệnh :
yum install -y php-pecl-apcu php-cli php-pear php-pdo php-mysqlnd php-pecl-memcache php-pecl-memcached php-mbstring
Bước 6: Kiểm tra PHP trên web server của bạn
6.1. Tạo file info.php
sudo vi /var/www/html/info.php
Ghi vào đoạn code php như sau:
<?php phpinfo(); ?>
Nếu bạn có chạy firewall thì cấp phép cho HTTP và HTTPs bằng lệnh
sudo firewall-cmd --permanent --zone=public --add-service=http
sudo firewall-cmd --permanent --zone=public --add-service=https
sudo firewall-cmd --reload
6.2. Vào đường dẫn http://your_server_IP_address/info.php trên browser để kiểm tra
Nếu bạn thấy được như hình bên dưới tức là bạn đã cài đặt thành công