Skip to main content

VPS là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản về VPS

VPS là gì?

VPS viết tắc tiếng anh của cụm từ Virtual Private Server  nghĩa là máy chủ ảo, Trước hết để hiểu rõ về khái niệm của nó, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng từ trong VPS:

 + Server (Máy chủ - S) là một máy tính có khả năng lưu trữ mạnh mẽ tất cả các dữ liệu và thư mục để tạo nên một website. Bất kể khi nào người dùng muốn truy cập website, browser của họ sẽ gửi yêu cầu tới server và nó sẽ chuyển những file cần thiết qua internet xuống máy tính của họ

+ Virtual (Ảo - V) : ở đây nói đến VPS  dùng một loại công nghệ ảo để  phân chia từ máy chủ (dạng vật lý)  thành nhiều máy chủ ảo con. Đơn giản để hiểu thì bạn hãy xem các máy chủ ảo như các thiết bị vật lý có chức năng như nhiều máy chủ riêng biệt.

+ Private (riêng -P) được hiểu như thể nó dùng riêng cho bạn, do đó bạn không cần phải chia sẽ CPU, RAM hay bất cứ dữ liệu nào cho người khác dùng. Bằng cách sử dụng Linux-VServer để tạo ra một “máy ảo” bảo vệ tài nguyên cho  máy chủ của bạn.

Tóm lại, VPS là một dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng cách chia máy chủ server thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng giống máy chủ riêng và hoạt động dưới dạng chia sẽ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu.

Ví dụ:

Nếu bạn có một máy chủ vật lý với 6 cores/12 threads, nhưng sẽ tạo ra 3 VPS là các máy chủ ảo khác nhau, nhưng vẫn nằm trên cùng máy chủ vật lý đó với thông số 2 cores/4 threads cho mỗi VPS. Điều này có nghĩa là với 2 cores/4 threads của mỗi VPS bạn sẽ không cần chia sẽ các tài nguyên cho bên ngoài.

VPS hoạt động như thế nào?

VPS là một server ảo hoạt động tương tự như một máy chủ vật lý.

Công ty cung cấp dịch vụ VPS cài đặt lớp ảo hóa lên trên hệ điều hành (OS) của server. Lớp này chia server thành những phần khác nhau và tách từng VPS ra riêng, cô lập tài nguyên của một VPS này với VPS khác trong cùng hệ thống máy vật lý. Điều này cho phép người dùng cài đặt OS riêng hoặc phần mềm riêng lên VPS của họ.

Bởi vì VPS tách lớp ảo thành từng ngăn riêng biệt nên nó hoàn toàn giống như một máy chủ mới.  Máy chủ này chứa trang web cũng bao gồm các tài nguyên như dung lượng ổ đĩa, bộ nhớ, RAM, CPU … bạn có toàn quyền quản lý riêng, có địa chỉ riêng.

Trên thực tế, công nghệ VPS cũng giống như tạo phân vùng riêng trên máy tính cá nhân của bạn khi bạn muốn chạy nhiều hơn 1 hệ điều hành (ví dụ, khi bạn muốn cài cả Windows,Ubutu và Linux) mà không phải khởi động lại.

VPS có những tính năng gì?

  • Bảo vệ tài nguyên riêng của bạn như CPU, RAM.
  • Các quy trình như chạy web, giao diện điều khiển, cron,… được thực liên tục không bị gián đoạn.
  • Không cần phải khởi động lại cũng có thể thay đổi bộ nhớ nhanh chóng.
  • Có thể sử dụng bảng điều khiển để thực hiện khởi động lại, cũng có thể xem lại Bộ nhớ lịch sử và đồ thị tải trên đó.
  • Cung cấp ổ đĩa với tốc độ nhanh hơn 20 lần so với ổ đĩa truyền thống.

Ưu điểm và nhược điểm của VPS

VPS có thể là lựa chọn lý tưởng cho bạn, tuy nhiên trước khi dùng VPS, bạn nên cân nhắc các điểm mạnh và yếu của nó như sau.

Ưu điểm

  • Nhanh và đáng tin cậy hơn server shared hosting.
  • Ít tốn kém chi phí hơn shared hosting
  • Vì được đảm bảo về thông số server như bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý, bạn sẽ không gặp phải vấn đề tài nguyên bị người khác dùng hết.
  • Các vấn đề về lượng truy cập đột biến tăng cao không ảnh hưởng đến site của bạn.
  • Bạn có quyền superuser (root) trên server.
  • Có độ riêng tư cao hơn, vì files và databases bị khóa khỏi hệ thống server của các người dùng khác.
  • Dễ dàng nâng cấp tùy biến. Ngay khi website phát triển lớn hơn, bạn chỉ cần nâng cấp gói hosting để nâng tài nguyên lên mà không phải tốn công chuyển dữ liệu hay chuyển server (RAM, CPU, disk space, bandwidth,…).
  • IP riêng. Chính vì điều này khả năng chống DDoS cũng cao hơn.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nổi bật, VPS Server cũng có các nhược điểm sau:

  • Không phải Website nào cũng có thể sử dụng VPS hiệu quả, hình thức này chỉ thích hợp với các Website vừa và nhỏ. 
  • Hoạt động của máy chủ VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra nó.
  • Cần ít nhiều kiến thức kỹ thuật để cấu hình và quản l server nếu không đúng có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật cũng như không tận dụng được tài nguyên của VPS.

VPS được dùng làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ và thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

Đối với máy chủ game 

Đối với những loại game mới, hot, thu hút cả triệu lượt truy cập truy cập mỗi ngày như PUBG, Among Us,… thì hệ thống máy chủ được xây dựng Data Center riêng biệt.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư, phát triển game với số vốn chưa cao thì việc sử dụng VPS là một trong những giải pháp tốt nhất để những nhà kinh doanh này đầu tư cho sản phẩm game của mình trước khi họ đủ vốn để xây dựng Data Center riêng.

Phát triển platform

Việc phát triển Platform (nền tảng) như hệ điều hành, ứng dụng trên hệ điều hành đều cần phải có một nơi tập trung để lưu trữ. Các App ứng dụng trên điện thoại thông dụng ngày nay mà bạn sử dụng là một trong những ví dụ điển hình.

Vì thế mà để phát triển platform luôn cần một nguồn máy chủ lớn. Và dịch vụ VPS ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Lưu trữ website đa dịch vụ

Các hệ thống website đa dịch vụ như web thương mại điện tử, diễn đàn, trang tin tức,… có lưu lượng người truy cập lớn thì nhất thiết cần có một hệ thống server ổn định.

Việc lựa chọn hình thức thuê VPS có thể tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho máy chủ,  nhân lực, địa điểm lặp đặt Data Center,… đồng thời vẫn sử hữu hệ thống máy chủ mạnh mẽ để sử dụng.

Chạy các chương trình truyền thông

Để chạy các chương trình truyền thông trực tiếp ngày nay cũng cần phải có nguồn lưu trữ tài nguyên thật tốt và ổn định, dù không phải là quá lớn nhưng các dữ liệu ấy luôn cần nhập và truy xuất liên tục, đảm bảo chương trình chạy mượt không bị trục trặc hay gián đoạn.

Lưu trữ dữ liệu

Những công ty chuyên xử lý hình ảnh, video trên Internet cũng thuộc trong nhóm những đối tượng cần sử dụng VPS Server.

Họ sử dụng các hệ thống có không gian lưu trữ khổng lồ để thực hiện đầu tư một cách hợp lý mà không cần phải sử dụng đến các thiết bị lưu trữ rời rạc, vừa khó điều hành lại dễ bị hư hỏng.

Tạo lập các môi trường ảo để lập trình, phân tích, nghiên cứu

Các công ty đầu tư nghiên cứu các công trình khoa học cũng cần có một không gian để lưu trữ những thông tin, nghiên cứu mới, những thử nghiệm của mình dùng cho sau này.

Và VPS là một trong những dịch vụ máy chủ ảo vừa tiết kiệm chi phí vừa có hiệu năng bảo mật cao mà các công ty lựa chọn đề thuê mua.

Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ngày nay cũng rất cần hệ thống để quản lý gửi, nhận Email . VPS cũng là một hình thức đầu tư hoàn hảo, vừa tin cậy vừa tiết kiệm phù hợp với hầu hết doanh nghiệm vừa và nhỏ.

Những thông số cần biết trước khi mua VPS 

RAM

RAM là bộ nhớ chính trong máy tính. Nếu VPS bạn định thuê có RAM càng nhiều thì khả năng truy xuất dữ liệu cũng sẽ càng tốt.

Bởi khi dùng VPS, RAM sẽ xử lý các vấn đề như xử lý đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy xuất nhập xuất của database với MySQL, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…

Hiện nay phần lớn các dịch vụ VPS đều sẽ cho phép người dùng chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu lớn hơn 16GB thì có thể là Cloud VPS). Tùy vào lượng truy cập của khách vào website của bạn mà cần nhiều hay ít RAM.

Ví dụ: bạn cần 1GB RAM để sử dụng WordPress thoải mái, hoặc nếu bạn là người thành thạo VPS thì bạn chỉ cần 512MB thì có thể chạy tốt với lượng truy cập khoảng 5000 lượt/ngày và 100 user online cùng lúc.

SWAP

Mặc dù hầu như bạn không dùng đến tài nguyên của SWAP nhưng biết sẽ hơn.

SWAP được hiểu là một bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload).

Bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập. Nhưng không phải VPS nào cũng hỗ trợ SWAP, mà chỉ có các máy chủ ảo XenVPS mới hỗ trợ SWAP.

Disk

Disk (ổ đĩa cứng/ổ cứng), không gian lưu trữ này được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website lưu trên đó.

Có 2 loại ổ đĩa phổ biến hiện nay:  

- HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất vẫn được sử dụng trên máy tính.

- SSD (Solid State Drive): SSD hoặc ổ cứng bán dẫn, là loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với HDD 300 lần. 

Ví dụ, test thử ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.

Vậy nê VPS sử dụng SSD có giá đắt hơn loại ổ HDD.

CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một dedicated server có lượng core nhất định và nó được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

Ở các gói máy chủ ảo trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.

Bandwidth/transfer

Hai từ này đều có nghĩa là băng thông – là lưu lượng được phép truyền tải dữ liệu đi.

Chẳng hạn bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPS thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông, tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS…

IP

IP là viết tắt của Internet Protocol là số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên.

Thông thường, nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B.

Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168/1./3

Trên đây là 6 thông số cơ bản mà bạn cần biết khi sử dụng dịch vụ máy chủ VPS.

Trong đó, thông số về SWAP thường sẽ không hiển thị bên ngoài bảng giá, và bạn có thể chọn số lượng IP nếu cần.

So sánh Cloud Server và VPS

Cloud Server là gì?

Cloud server (hay còn gọi là máy chủ đám mây) là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng để thực hiện việc lưu trữ xử lý thông tin và ứng dụng. Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây).

Về hạ tầng

VPS sẽ được chia thành nhiều phần khác nhau. Từng phần riêng biệt này lại có khả năng vận hành giống như một Server chuyên dụng. Và các thành phần ở bên trong của chúng đều được ảo hóa sâu hơn.

Cloud Server thì khách hàng chỉ cần thuê một vùng của hệ thống mạng. Hệ thống này được tạo ra bởi sự kết nối giữa nhiều thiết bị khác nhau. Lượng tài nguyên của của Cloud Server có thể được điều chỉnh một cách nhanh chóng theo mong muốn của bạn.

Tính sẵn sàng

+ VPS: Với máy chủ VPS, khi một thiết bị hoặc bộ phận nào đó xảy ra sự cố thì sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống máy chủ. Máy chủ chỉ có thể hoạt động bình thường trở lại khi các thiết bị, bộ phận được sửa chữa xong.

Cloud Server: Với Cloud Server, khi một sự cố bất ngờ xảy ra thì sẽ có một máy chủ khác thay thế ngay lập tức. Chính vì vậy mà khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng website của mình luôn luôn hoạt động được ổn định và xuyên suốt.

Phân bổ tài nguyên

+ VPS: sẽ được dùng một bộ nhớ riêng biệt trên môi trường ảo, được phân chia vô cùng phù hợp. Tuy nhiên thì bộ nhớ và CPU của Parent Server sẽ được phân chia đồng đều giữa các khớp với nhau.

Cloud Server. Các tài nguyên sẽ được phân chia hợp lý và phù hợp. Điều này cũng làm cho khả năng bảo mật của Cloud Server luôn tốt hơn so với VPS.

Khả năng mở rộng

VPS : các tài nguyên sẽ được ảo hóa sau đó sẽ cung cấp cho người dùng. Tuy nhiên, khả năng nâng cấp tài nguyên sẽ rất hạn chế bởi vì máy chủ vật lý sẽ không có đủ tài nguyên để cung cấp.

Cloud Server : bất cứ khi nào bạn có nhu cầu sử dụng có thể thực hiện mở rộng ngay lập tức. Còn nếu cảm thấy tài nguyên máy chủ được dùng quá mức cần thiết cũng có thể giảm bớt một cách dễ dàng.

Chi phí

VPS: sử dụng chung máy chủ vật lý nên người dùng VPS phải chi trả theo cấu hình đã đăng ký.

+ Cloud Server: họ sẽ chỉ phải trả phí cho những gì mình sử dụng như CPU, RAM, dung lượng,.. Vì Cloud Server có nhiều ưu điểm nên chi phí luôn đắt hơn VPS thông thường.

Thuê VPS ở đâu rẻ mà tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín ở Việt Nam và trên thế giới. Các doanh nghiệp có thể chọn một nhà cung cấp giá tốt, chất lượng dựa trên những tiêu chí, chẳng hạn gồm:

  • Uy tín, tên tuổi.
  • Hiệu suất và sự ổn định.
  • Tính bảo mật.
  • Giá thành.
  • Cam kết uptime.
  • Kênh giám sát tài nguyên.
  • Chất lượng hỗ trợ khách hàng.
  • Những chương trình khuyến mãi.

Đây là danh sách Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2021