Skip to main content

Subdomain là gì? Hỏi đáp về SubDomain

Đối với người tiếp xúc nhiều đến website thì Subdomain, Domain đã trở nên quen thuộc. Nhưng với nhiều người mới tìm hiểu để tạo website thì có lẽ vẫn chưa hiểu rõ subdomain là gì, sự khác giữa Domain và SubDomain, cách sử dụng Subdomain như thế nào là tốt nhất.

Subdomain là gì?

Subdomain là phần mở rộng và là phần bổ sung xuất hiện trước của tên miền chính. Hiểu đơn giản thì subdomain chính là tên miền phụtên miền mở rộng hay tên miền con.

Subdomain có đặc điểm giống như một tên miền chính, và chúng ta sử dụng nó như một tên miền bình thường khác.

Cấu trúc của một Subdomain

Image
Cấu trúc của một subdomain

Một Subdomain cấu thành từ = Subdomain + Domain + Top Level Domain

Ví dụ với tên miền “submit.mydomain.com”, thì “submit” chính là subdomain, “mydomain” là tên miền chính (domain name) và cuối cùng “.com” là top level domain.

Những đặc trưng của Subdomain

+ Subdomain có thể tạo hoàn toàn miễn phí, mà không phải tốn bất cứ chi phí nào để có nó.

+ Không bị giới hạn số Subdomain được tạo ra từ Domain chính.

+ Subdomain có đầy đủ chức năng như một tên miền chính và hoàn toàn có thể hoạt động như một tên miền riêng biệt.

+ Việc khi triển khai SEO website cho Subdomain sẽ không được hưởng lợi từ website chính bởi chính vì sự tách biệt với root Domain.

+ Phụ thuộc vào Domain chính, khi root domain có vấn đề không thể hoạt động thì Subdomain cũng sẽ không hoạt động.

SEO Subdomain

Google có thể biết được bạn đang cố làm gì. Miễn là bạn không đang tạo lượng lớn Subdomain rỗng thì việc sử dụng Subdomain hay Subdirectory không quan trọng.

Google cung cấp kết quả tìm kiếm khác cho từng Subdomain khác nhau. Google đánh giá các subdomain như một website hoàn toàn độc lập với nhau và với cả root domain. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng Subdomain sẽ phải nhận hình phạt từ Google.

Google cũng có khả năng liên kết giữa các Subdomain và Root Domain nếu hợp lý. Đồng thời , Google cũng sẽ thống nhất kết quả giữa các domain và chỉ hiện một domain duy nhất trên kết quả tìm kiếm.

Nhưng với nhận định của các chuyện gia MOZ:

Bởi vì công cụ tìm kiếm sử dụng hệ thống số liệu khác cho domain so với subdomain, webmaster nên đặt content liên kết giá trị (link-worthy content) như blog trong subfolder hơn là subdomain (chẳng hạn www.example.com/blog/ thay vì blog.example.com) Lưu ý ngoại trừ đây là website sử dụng ngôn ngữ cụ thể nào đó (chẳng hạn en.example.com đối với phiên bản tiếng anh của website).

Do đó chúng ta có thể cho rằng giữa Subdomain hay Subfolder có thể giải quyết theo từng trường hợp cụ thể, bởi cách nào tốt hơn tùy thuộc bạn đang cần cái gì. Để đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm thì bạn cần tập trung nhiều hơn về chất lượng nội dung, giá trị đem đến cho người dùng - "Content is King" mới là mấu chốt của SEO.

Hỏi đáp về Subdomain

1. Khi nào bạn nên sử dụng Subdomain?

1.1. Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới

Doanh nghiệp vừa cho ra mắt một dòng sản phẩm hay dịch vụ mới dành cho nhóm đối tượng khách hàng mới không giống như khách hàng hiện tại của website chính.

Sử dụng subdomain để tạo một website mới dành riêng cho các đối tượng khách hàng mới với thiết kế riêng, nội dung độc lập với domain chính.

1.2. Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất

Với những công ty lớn với nhân sự đông đảo, và quy trình phức tạp thì việc chia nhỏ website thàng các phần riêng cho từng phòng ban, bộ phận sẽ là một ý tưởng không tồi.

Do đó việc sử dụng một subdomain cho từng website quản lý, sử dụng cho các ứng dụng quản lý khác nhau theo từng bộ phận sẽ dễ dàng hơn, đồng thời tính năng bảo mật cũng cao hơn.

1.3. Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu

Các webstie tạo từ Subdomain dùng cho ra mắt sản phẩm vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, vừa đưa ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Đặc biệt, vừa có thể tận dụng sức mạnh từ Domain chính để làm SEO hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng và bền vững.

2. Một Domain chính tạo được tối đa bao nhiêu subdomain?

Không giới hạn số lượng. Bởi vậy, nhiều người đã lợi sử dụng công cụ này để kiếm tiền.

Cách kiếm tiền cũng rất đơn giản. Họ sẽ chi ra một số tiền để mua lại một tên miền chính rất “xịn”, sau đó tạo ra các subdomain liên quan và bán lại chúng cho những người có nhu cầu.( ví dụ như các domain.edu, domain.gov...)

Tuy nhiên, thực tế khi tạo website dưới sự quản lý của subdomain lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Cấu hình nơi website chính đăng ký máy chủ

+ Cấu hình máy chủ DNS của tên miền đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại.

+ Khẳng năng tương thích SEO.

Khả năng tương thích SEO là rất quan trọng khiến các nhà webmaster giới hạn số subdomain. Khi càng nhiều tên subdomain tạo ra thì khả năng tương thích SEO càng giảm xuống và ảnh hưởng rất lớn đến website chính.

3. Một số lưu ý về Subdomain bạn cần phải biết

+ Cần quản lý nghiêm ngặt các Subdomain tránh bị giả mạo, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

+ Sử dụng Subdomain cần quản lý nhiều hơn.

+ Hình ảnh thương hiệu dễ mất tính nhất quán khi có quá nhiều Subdomain.

4. Phân biệt Domain và Subdomain

Domain: Là tên miền chính của một website hoạt động trên Internet. Khi muốn xây dựng một website thì đầu tiên phải đăng ký tên miền và sử dụng dịch vụ thuê dịch vụ lưu trữ phát triển một website (server). 

Subdomain: Là tên miền phụ là phần mở rộng của tên miền chính, có các chức năng và hoạt động độc lập như một tên miền chính.

5. Phân biệt Subdirectories và Subdomain 

Google xem Subdomain và Subdirectories là khác nhau.

Subdomain được Google xem như một website khác với website root domain. Điều này có nghĩa là các công cụ tìm kiếm phải thu thập dữ liệu và lập chỉ mục từng Subdomain riêng biệt như làm đối với một website thông thường.