CPM là gì?
CPM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cost Per Million (giá mỗi 1000 lần hiển thị) và đây là một loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị.
Khi Website của bạn càng có nhiều lượt truy cập, càng có nhiều người xem và số trang họ xem càng nhiều thì đồng nghĩa với việc bạn càng phải trả nhiều tiền.
Khách hàng chạy quảng cáo CPM sẽ đưa ra mức giá và vị trí đặt quảng cáo cụ thể trên website mà mình mong muốn. Sau đó sẽ trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM
1. Ưu điểm
Có lẽ ưu điểm lớn nhất của quảng cáo CPM chính là nằm ở sự đơn giản, tiện dụng và dễ kiếm tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, phát triển sao cho thật nhiều người biết đến website của bạn.
Còn các công việc còn lại như tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán,… đều do các hệ thống quảng cáo làm. Khi có càng nhiều người xem bạn sẽ càng nhận được càng nhiều tiền, đặc biệt CPM hầu như có thể đặt trên mọi loại blog và website.
2. Nhược điểm
Nhược điểm của quảng cáo CPM chính là ở hình thức trả tiền của loại quảng cáo này. Vì CPM sẽ trả tiền theo số lần lần hiển thị, nên nếu blog hay website của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không được nhiều thì đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn sẽ chẳng thấm vào đâu cả.
Đứng từ góc độ của người set quảng cáo, CPM sẽ gây lãng phí một lượng nhất định những quảng cáo hiển thị nhưng không “lọt” vào tầm nhìn của khách hàng.
Phân biệt quảng cáo CPC và quảng cáo CPM
Quảng cáo CPC
Để phân biệt được hai loại quảng cáo này trước tiên chúng ta phải hiểu về hình thức quảng cáo CPC. Đối với loại quảng cáo này, các nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu thủ công. Tức là giá thầu sẽ là số tiền tối đa bạn sẵn sàng thanh toán trên mỗi lần nhấp vào liên kết.
Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu (bidding) là 1.000 VNĐ, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn 1.000 VNĐ trên mỗi lần nhấp vào liên kết. Trong một số trường hợp, bạn có thể chi tiêu ít hơn giá thầu của mình.
Quảng cáo CPM
Quảng cáo CPM là gì hình thức quảng cáo trực tuyến tính giá trên 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Còn CPC tính trên lượt click.
Ví dụ: Bạn trả cho Google CPC là 50.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1.000 clicks quảng cáo.
Bạn trả cho Google CPC là 5.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1 click của khách hàng vào quảng cáo của bạn.
Nói tóm lại, hiểu đơn giản là đối với CPC bạn chỉ mất tiền khi người dùng có sự quan tâm và họ click vào quảng cáo của bạn. Lúc đó bạn sẽ bị tính là một lần truy cập và trả tiền theo giá đã thỏa thuận.
Còn đối với CPM sẽ tính theo lượt hiển thị, quảng cáo hiển thị trên website mình mong muốn, khi người dùng không quan tâm hay không nhìn quảng cáo của bạn thì bạn vẫn phải trả tiền cho lượt hiển thị đó.
Mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm riêng và dựa vào mục tiêu marketing nói chung, mục tiêu truyền thông nói riêng để lựa chọn hình thức quảng cáo thích hợp nhất đối với một trong hai hình thức này, thậm chí là chọn cả hai nếu thực sự đem lại hiểu quả cho bạn.
CPM sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng nhận thức về thương hiệu của mình đến khách hàng còn CPC giúp bạn tiết kiệm chi phí và có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Ứng dụng quảng cáo CPM vào chiến dịch truyền thông
Như đã trình bày ở trên, tùy vào mục tiêu marketing nói chung, mục tiêu truyền thông nói riêng để lựa chọn hình thức quảng cáo cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp bạn.
Mỗi một nền tảng quảng cáo Google Adwords, GDN hay Adnetwork ... có những khác biệt nhất định, phù hợp hay mang lại hiệu quả tối ưu trong từng giai đoạn của sản phẩm và thương hiệu.
Người làm marketing cần có nhiều kinh nghiệm trên các nền tảng cũng như “ăn nằm” với thương hiệu để lựa chọn ra hình thức quảng cáo mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một chiến dịch truyền thông thành công, cần kết hợp với nhiều công cụ, kênh khác nhau mới có thể mang lại sức ảnh hưởng, có hiệu quả.
Không ít newbie chưa nắm vững kiến thức marketing nền tảng, thần thánh hóa hình thức chạy quảng cáo và gọi đó là marketing. Ngay cả chạy quảng cáo CPM cũng cần nằm trong một chiến lược marketing tổng thể.
Nếu còn mới mẻ hãy liên hệ với người đi trước hoặc tư vấn viên trên các hệ thống nền tảng đó và đừng sợ sai, hãy cứ thử để rút ra được kinh nghiệm cho chính mình.