Skip to main content

Node.js là gì? Tìm hiểu tổng quan về Node.js

Node.js là gì?

Node.js là một nền tảng chạy trên môi trường "V8 JavaScript runtime" của Chrome và được viết bằng C++ và Javascript. Nền tảng này được phát triển bởi Ryan Lienhart Dahl vào năm 2009. 

Bình thường thì bạn cũng có thể tải bộ V8 và nhúng nó vào bất cứ thứ gì nhưng trong Node.js làm điều đó đối với các web server.

Node.js sử dụng kiến trúc hướng sự kiện event-driven, mô hình non-blocking I/O làm cho nó nhẹ và hiệu quả hơn. 

NodeJS có thể chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau từ WIndow cho tới Linux, OS X nên đó cũng là một lợi thế. NodeJS cung cấp các thư viện phong phú ở dạng Javascript Module khác nhau giúp đơn giản hóa việc lập trình và giảm thời gian ở mức thấp nhất.

Khi nói đến NodeJS thì phải nghĩ tới vấn đề Realtime. Realtime ở đây chính là xử lý giao tiếp từ client tới máy chủ theo thời gian thực. Giống như khi bạn lướt Facebook thì mỗi khi bạn comment hay like một topic nào đó thì ngay lập tức chủ topic và những người đã comment trên đó sẽ nhận được thông báo là bạn đã comment.

Các đặc tính của NodeJS

Qua phần tìm hiểu NodeJS là gì mình có giới thiệu một đặc tính rất quan trọng đó là Realtime, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều đặc tính mà bạn cần phải biết trước khi học NodeJS.

1. Không đồng bộ

Tất cả các API của NodeJS đều không đồng bộ (none-blocking), nó chủ yếu dựa trên nền của NodeJS Server và chờ đợi Server trả dữ liệu về. Việc di chuyển máy chủ đến các API tiếp theo sau khi gọi và cơ chế thông báo các sự kiện của Node.js giúp máy chủ để có được một phản ứng từ các cuộc gọi API trước (Realtime).

2. Chạy rất nhanh

NodeJ được xây dựng dựa vào nền tảng V8 Javascript Engine nên việc thực thi chương trình rất nhanh.

3. Đơn luồng nhưng khả năng mở rộng cao

Node.js sử dụng một mô hình luồng duy nhất với sự kiện lặp. cơ chế tổ chức sự kiện giúp các máy chủ để đáp ứng một cách không ngăn chặn và làm cho máy chủ cao khả năng mở rộng như trái ngược với các máy chủ truyền thống mà tạo đề hạn chế để xử lý yêu cầu.

Node.js sử dụng một chương trình đơn luồng và các chương trình tương tự có thể cung cấp dịch vụ cho một số lượng lớn hơn nhiều so với yêu cầu máy chủ truyền thống như Apache HTTP Server.

4. Không đệm

NodeJS không đệm bất kì một dữ liệu nào và các ứng dụng này chủ yếu là đầu ra dữ liệu.

5. Có giấy phép

NodeJS đã được cấp giấy phép bởi MIT License.

Ưu và nhược điểm của Nodejs

1. Ưu điểm:

+ Tốc độ thực thi và khả năng mở rộng:

Node.js có tốc độ rất nhanh. Đó là một yêu cầu khá quan trọng khi bạn là một startup đang cố gắng tạo ra một sản phẩm lớn và muốn đảm bảo có thể mở rộng nhanh chóng, đáp ứng được một lượng lớn người dùng khi trang web của bạn phát triển lên. 

Node.js có thể xử lý hàng ngàn kết nối đồng thời trong khi PHP sẽ chỉ có nước sụp đổ.

+ JavaScript

Đa phần các lập trình viên đều biết một chút về JavaScript, vì vậy tại sao chúng ta phải phiền toái để học thêm về một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới như PHP?

Do được viết bằng Javascript Node.js đang ngày càng trở nên lớn mạnh hơn vậy nên đây sẽ lợi thế cho việc tiếp cận dễ dàng hơn. Bất cứ khi nào bạn cần sự hỗ trợ về Node js là gì hoặc những điều liên quan khác, sẽ có người hỗ trợ bạn vô cùng nhanh chóng.

+ Dễ dàng cài đặt trên máy tính

Chúng ta rất dễ cài đặt Node.js chạy cục bộ trên máy tính của bạn sử dụng các hệ điều hành như Windows, Mac hoặc Linux và bắt đầu phát triển ứng dụng ngay lập tức - chỉ việc tải phiên bản Node.js tương ứng tại đây.

2. Nhược điểm

+ Việc triển khai Node.js trên host không phải là điều dễ dàng

Nếu bạn có một web hosting xài chung, bạn không thể đơn giản tải lên một ứng dụng Node.js và mong chờ nó hoạt động tốt.

VPS và dedicated server là một sự lựa chọn tốt hơn - bạn có thể cài đặt Node.js trên chúng. Thậm chí dễ hơn là sử dụng một dịch vụ có khả năng mở rộng như là Heroku, và bạn có thể hoàn toàn an tâm để phát triển trang web của mình trên đó - bạn chỉ cần trả tiền khi cần thêm nhiều tài nguyên hơn. 

+ Còn đang phát triển

Một nhược điểm lớn khác của Node.js đó là nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, điều này có nghĩa là một số đặc trưng sẽ thay đổi trong quá trình phát triển tiếp theo.

Trong thực tế, nếu bạn đọc các tài liệu đi kèm, thì nó bao gồm một chỉ số ổn định (stability index), chỉ số này cho thấy mức độ rủi ro khi bạn sử dụng các đặc trưng hiện có.

Khi nào nên sử dụng Nodejs

Không phải cứ ứng dụng nào sử dụng Nodejs cũng tốt, ví dụ như một ứng dụng cần tính ổn định cao, logic phức tạp thì các ngôn ngữ PHP hay Ruby… vẫn là sự lựa chọn tốt hơn. Còn dưới đây là những ứng dụng có thể và nên viết bằng Nodejs:

  • Websocket server: Các máy chủ web socket như là Online Chat, Game Server…

  • Fast File Upload Client: là các chương trình upload file tốc độ cao.

  • Ad Server: Các máy chủ quảng cáo.

  • Cloud Services: Các dịch vụ đám mây.

  • RESTful API: đây là những ứng dụng mà được sử dụng cho các ứng dụng khác thông qua API.

  • Any Real-time Data Application: bất kỳ một ứng dụng nào có yêu cầu về tốc độ thời gian thực. Micro Services: Ý tưởng của micro services là chia nhỏ một ứng dụng lớn thành các dịch vụ nhỏ và kết nối chúng lại với nhau. Nodejs có thể làm tốt điều này.

 

Sản Phẩm

Sản Phẩm & Dịch Vụ Dành cho SME